Chống thấm cho sàn mái từ trong ra ngoài
Công trình nào hầu như cũng làm chống thấm sàn mái. Nhưng thực sự bạn đã quan tâm và thực hiện đúng bản chất cho sàn mái chưa? Hay chỉ phủ lên bề mặt một lớp ngăn nước là đã coi như bảo vệ an toàn cho nó rồi? Hãy cùng tìm hiểu cách bảo vệ cho nó từ trong ra ngoài hiệu quả nhất ngay từ khi xây dựng.
1/ Chống thấm sàn mái từ bên trong.
Cách bảo vệ an toàn cho các sàn mái đổ bê tông hiện nay. Chính là làm cách nào bít kín những lỗ mao trong toàn bộ thân tấm bê tông.
Bởi ai cũng biết. Bê tông cấu thành từ xi măng, cát, sỏi hoặc đá. Được trộn đều với nước. Khi thi công, bê tông ở dạng gần rắn. Nên nó cần được để khô và bảo dưỡng ẩm thường xuyên. Thì mới tạo ra được khối bê tông tấm chắc khỏe.
Điều này làm cho bê tông sẽ trải qua quá trình bay nước vì nhiệt ngay từ ban đầu. Tạo ra những lỗ liti gây hiện tượng xốp bê tông. Chính điều này làm bê tông dãn nở vì nhiệt sẽ bớt bị gãy, phân mảng.
Tuy vậy khi gặp trời mưa hay có tác động của nước nhiều. Bê tông lại thẩm thấu chất lỏng đi vào bên trong. Nếu nhiều lần liên tiếp như vậy sẽ phá hủy liên kết và hại chính tính chất của những tinh thể vật liệu cấu thành lên bê tông. Gây rỉ sét dầm sắt đan trong lòng bê tông.
Vậy nên cần chống thấm sàn mái từ bên trong.
Có thể chúng ta lựa chọn những loại dung dịch gốc Epoxy để thẩm thấu toàn bộ mao mạch. Đến khi nó tác dụng với hơi ẩm sẽ thành dạng rắn. Che lấp hết các lỗ mao đi vào tâm bê tông. Như vậy bạn có thể yên tâm là bít hết cửa đi vào cho khối bê tông đó rồi.
2/ Chống thấm bề mặt bên ngoài.
Cách làm chống thấm này thì rất phổ biến. Chúng ta có đa dạng cách làm. Có thể tùy thuộc vào nhu cầu thực tế để lựa chọn cho mình sự kết hợp.
+ Vừa ngăn nước vừa chống nóng cho sàn mái bằng tấm đan.
+ Sử dụng nhựa đường trải lớp bề mặt sân thượng nếu ít đi lại bền dài lâu.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn màng chống thấm, vữa tạo bề mặt có trộn dung dịch chống thấm. Hoặc cả cách lợp mái tôn, mái giả.. Cũng là cách vừa trang trí lại vừa ngăn cản nước tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt của sàn sân thượng nhà bạn.
Thông thường, chúng ta sẽ hay chỉ thi công các phương pháp này mà bỏ qua cách làm chống thấm tận bên trong cho bê tông sàn mái. Nên khi bị tác động lực nào đó cào mất lớp bề mặt. Nước sẽ từ vị trí đó mà thẩm thấu đều dần vào bên trong.
Sẽ gây ra hiện tượng bị dầm trần xuống tầng dưới. Khi đó, chắc chắn sắt đan bên trong bê tông cũng bị rỉ mà bạn không nhìn thấy được. Các liên kết nội trên trần cũng kém đi. Để lâu sẽ bị cong trần và dễ gặp nguy cơ sập.
Nên kết hợp chống thấm sàn mái cả bên trong và bề mặt. Ngay từ khi mới xây dựng. Hoặc bạn biết quan tâm đúng cách thì sẽ xử lý ngay khi đổ bê tông bằng cách trộn bê tông với các loại dung dịch chống thấm dạng lỏng khác. Sẽ giúp phủ lên từng tinh thể vật liệu một lớp bảo vệ.